Cần thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vừa họp phiên đầu tiên đánh giá lại Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi trình lấy ý kiến...
Loạt bất cập quản lý quy hoạch
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn thành phố.
Theo UBND TP Hà Nội, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch , kiến trúc trên địa bàn thành phố còn một số tồn tại, bất cập cần phải khắc phục như: Tiến độ triển khai các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc… còn chậm.
Bên cạnh đó, chất lượng một số đồ án quy hoạch còn có bất cập về cập nhật hiện trạng dự án, sử dụng đất, tính đồng bộ trong quy hoạch, kiến trúc, tính khả thi… dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch.
Công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch , kiến trúc trên địa bàn TP Hà Nội còn một số tồn tại, bất cập.
Ngoài ra, việc phát triển đô thị và nông thôn theo quy hoạch còn thiếu công cụ kiểm soát, hạn chế về chất lượng, thẩm mỹ; thiếu nguồn lực và các điều kiện thực hiện quy hoạch.
UBND TP Hà Nội cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên do sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa kịp thời, sâu sát, quyết liệt. Thể chế quản lý còn hạn chế, bất cập; năng lực, nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức ở một số nơi còn chưa cao.
Các quy định quản lý chưa đồng bộ, chồng chéo, kém hiệu quả, chậm được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung. Công tác kiểm tra, giám sát, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành thành phố với địa phương chưa chặt chẽ. Việc kiểm tra, xử lý sai phạm ở một số nơi chưa thường xuyên, còn có tình trạng nể nang, né tránh, chậm xử lý hoặc chưa xử lý quyết liệt, dứt điểm.
Trong công tác quản lý quy hoạch, UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã thực hiện những giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc gắn với từng đồ án quy hoạch, giữ đúng định hướng, mục tiêu ban đầu của quy hoạch. Đặc biệt, nghiên cứu, xây dựng quy trình điều chỉnh quy hoạch, báo cáo UBND TP Hà Nội nhằm kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch.
Không xem xét điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích cây xanh, ao hồ
Xem xét một cách thận trọng, khách quan, khoa học việc điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ quy hoạch, hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch làm tăng mật độ dân cư so với quy hoạch được duyệt; không xem xét đối với việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công viên cây xanh, ao, hồ, công cộng phục vụ dân sinh.
UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, tổng hợp các trường hợp vi phạm về quy hoạch (so với quy định hiện hành và các quy hoạch cấp trên). Nghiên cứu cơ chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng kéo dài.
![]() UBND TP Hà Nội yêu cầu không xem xét đối với việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công viên cây xanh, ao, hồ, công cộng phục vụ dân sinh. Ảnh minh họa. |
Cùng với đó, UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ cụ thể đối với các Sở, ngành, đơn vị, UBND quận huyện trong thực hiện chương trình, đề án, rà soát việc thực hiện các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc; hoàn thiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý quy hoạch kiến trúc từ thành phố đến cấp huyện; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn.
Liên quan đến vấn đề quy hoạch, mới đây Thanh tra Bộ Xây dựng công bố Kết luận thanh tra số 39 về hàng loạt vi phạm trong quy hoạch, xây dựng các dự án cao ốc hai bên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu (Hà Nội).
Theo Kết luận thanh tra, Quy hoạch chi tiết phê duyệt lần đầu đã cơ bản nghiên cứu tính toán sự đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện triển khai quy hoạch lại theo đề xuất chủ đầu tư, đã nhiều lần điều chỉnh đồ án hoặc điều chỉnh cục bộ hoặc chấp thuận tổng mặt bằng, phương án thiết kế rồi tiếp tục điều chỉnh cho từng dự án theo hướng chuyển đổi công năng thành nhà ở, tăng thêm tầng cao, tăng thêm diện tích sàn (có dự án điều chỉnh 5 lần, nhiều dự án chuyển chức năng từ văn phòng, từ công cộng thành hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ chung cư để bán), có dự án điều chỉnh tăng từ 5 tầng thành 30 tầng.
Đáng chú ý là việc hàng chục lần UBND TP Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc điều chỉnh quy hoạch sai quy định pháp luật, nhồi cao ốc tăng gấp 6 lần. Trong đó, nhiều dự án ở đây còn “ăn bớt” diện tích trồng cây xanh.
Cụ thể, theo kết luận thanh tra có 12/17 dự án không bố trí cây xanh. Có thể kể đến như, Dự án tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở Thành An Tower; Dự án công trình khu nhà ở cán bộ nhân viên Ban Cơ yếu Chính phủ; Dự án tòa nhà hỗn hợp văn phòng và căn hộ chung cư do Công ty CP Xây dựng Licogi 19 làm chủ đầu tư;
Dự án trụ sở Tổng công ty HUD kết hợp văn phòng cho thuê (HUD Tower); Dự án cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp với văn phòng và siêu thị do Công ty cổ phần Phát triển Thương mại Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án nhà ở văn phòng cho thuê do Công ty CP Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) là chủ đầu tư;
Dự án chung cư Star City do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Vneco làm chủ đầu tư; Dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở do Công ty CP Phát triển Đầu tư Hà Nội – Sunrise làm chủ đầu tư;
Dự án Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Sao Mai làm chủ đầu tư; Dự án chung cư cao tầng do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 là chủ đầu tư; Dự án nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại HAAC1 do Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội làm chủ đầu tư.
Có 2/17 dự án bố trí chung diện tích cây xanh, bãi đỗ xe khoảng 1.000 m2, đạt tỷ lệ 10%, thiếu khoảng 1.000m2 như: Dự án khu hỗn hợp văn phòng cho thuê – nhà ở; Dự án Trường mầm non Hoa Hồng do UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư.
Có 2/17 là dự án đầu tư bãi đỗ xe, cây xanh nhưng thực tế thời điểm phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bên đường Lê Văn Lương, thực tế đã thi công sai quy hoạch. Trong đó có dự án bãi đỗ xe, trạm cung cấp nhiên liệu, cây xanh đô thị và dịch vụ công cộng do Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Sông Hồng làm chủ đầu tư; Dự án bãi đỗ xe và khu dịch vụ tại khu đất 11.5 HH đường Lê Văn Lương do Công ty TNHH Phương Đông làm chủ đầu tư.
Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vừa họp phiên đầu tiên đánh giá lại Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi trình lấy ý kiến...
Trong 2 năm qua, nguồn cung nhà ở thương mại giảm ở hầu hết các địa phương. Nhiều dự án chuẩn bị triển khai cũng gặp khó khăn do vướng thủ tục pháp lý...
Dự báo từ nay đến cuối năm thị trường sẽ không có sự thay đổi lớn, TS. Sử Ngọc Khương cho rằng các vấn đề thị trường tiếp tục đối mặt là nguồn cung...
Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Đắk Nông do Cty TNHH MTV SEG Viet Land làm chủ đầu tư thi công ì ạch, liên tục chậm tiến độ nhưng huy động vốn bằng cách...
Sáng 9/7, đông đảo nhà đầu tư, khách hàng và đại lý tham dự lễ mở bán Quần thể phố thương mại La Porte và giới thiệu khu Kỳ Hoa phố tại Mailand Hoàng...
Dự án MHD Trung Văn với sản phẩm căn hộ chung cư cao cấp, diện tích lớn được quy hoạch hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu sở hữu không gian sống rộng, khoáng...
Với vị trí thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ cách TP.HCM 1 giờ 30 phút di chuyển, Bà Rịa - Vũng Tàu có tốc độ phát triển kinh...
Đề án thành lập thị xã Bến Cát (Bình Dương) lên thành phố dù phần lớn cử tri tán thành nhưng không ít người muốn giữ nguyên vì cho rằng chưa xứng tầm...
Khu đô thị sinh thái Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) không chỉ chậm tiến độ, bỏ hoang mà nhiều công trình biệt thự, liền kề xây sai thiết kế...
Dù thị trường bất động sản đã trải qua nhiều cơn sốt đất nhưng Nhơn Trạch vẫn “án binh bất động”, nằm âm u, hoang lạnh lạ thường vì không có dân về ở....
Những tin cũ hơn
Ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, giá bất động sản vùng ven Hà Nội tiếp tục tăng, nhưng thanh...
Nhiều doanh nghiệp ngành bảo hiểm, ô tô, vật liệu xây dựng… đã lấn sân sang làm dự án bất động sản (BĐS). Làm trái ngành, rất nhiều doanh nghiệp ôm...
Chuyên gia cho rằng, ở thời điểm này, nếu như bất động sản còn tăng ở một nơi nào đó thì đó chỉ có thể là hiện tượng thổi giá. Và năm nay, những yếu...
Hàng loạt chính sách kịp thời của Chính phủ và quyết tâm của các cơ quan ban ngành liên quan cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu ngành, hứa...
Hàng ngàn gia đình ở tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đang khốn khổ bởi quy hoạch treo đã "bó" tất cả ước mơ của họ trong cảnh sống tạm bợ, thiếu thốn đủ...
Nhiều địa phương đã và đang lên kế hoạch di dời các khu du lịch, nghỉ dưỡng để trả lại không gian biển công cộng cho người dân.
Căn hộ có giá 500 triệu đồng ở các thành phố lớn không phải là không có. Cụ thể, đó là các căn hộ nhà ở xã hội có diện tích nhỏ.
Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam chưa cung cấp được văn bản nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ quy định chi...
APEC Aqua Park – biểu tượng thượng lưu của thủ phủ công nghiệp Bắc Giang tiếp tục giới thiệu đến các khách hàng The Sky Aqua - 91 căn hộ First-class...
Nằm trong chiến lược kiến tạo những biểu tượng, Charm Group đã nâng quy mô dự án Charm Resort Hồ Tràm từ 40ha lên 50ha, mở rộng đường bờ...