Nơi học sinh bốc thăm để được đi học, đề nghị chủ các khu đô thị giao lại 7 ô đất để xây trường
Lo ngại thiếu trường học trầm trọng trên địa bàn phường Hoàng Liệt - nơi xảy ra tình trạng học sinh phải bốc thăm để được đi học nhưng đất xây trường...
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có những điều chỉnh room tín dụng cho các ngân hàng, tạo điều kiện vay thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Trong nửa đầu năm 2022, dòng vốn cho thị trường bất động sản bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sự suy giảm của thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên, đến ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo cho biết đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này. Cụ thể, các ngân hàng đã thông báo điều chỉnh hạn mức room tín dụng như Sacombank 4%; Agribank 3,5%; MB 3,2%; Vietcombank 2,7%; TPBank 1,2% SHB 3,2%; OCB 3,1%; VIB 3%; …
Cơ hội mới cho doanh nghiệp và nhà đầu tư
Thông tin này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng của thị trường bất động sản.
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cao cấp Savills Việt Nam, việc siết chặt tín dụng nhằm giúp Nhà nước có cơ hội chọn lựa và ưu tiên những doanh nghiệp, dự án có dòng tiền tốt ở các lĩnh vực khác nhau, tùy vào thời điểm và tình hình kinh tế. Ngoài ra, động thái này sẽ hạn chế việc vay tín dụng xấu, gây khó khăn cho các ngân hàng.
"Thông báo điều chỉnh room tín dụng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước là một động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu Covid-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và bất động sản", ông Khương nhận định.
Theo vị chuyên gia này, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ hồi phục và phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới trong giai đoạn sau đại dịch, giúp quốc gia thu hút nhiều sự quan tâm và nguồn đầu tư nước ngoài. Sau khi Chính phủ mở lại các chuyến bay quốc tế từ tháng 10 năm 2021, các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch và khách sạn, đã được hưởng lợi lớn.
Yếu tố này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cơ hội đầu tư tại quốc gia của họ ngày càng hạn chế, các khoản đầu tư cũng không có tính cạnh tranh cao như tại Việt Nam.
Theo đó, đây sẽ là cơ hội cho việc phát triển nguồn lực cho dòng FDI ở Việt Nam, bao gồm thị trường bất động sản. Đối với một đất nước với hơn 100 triệu dân như Việt Nam, một siêu độ thị với hơn 10 triệu dân như TP.HCM, các khoản đầu tư này là rất quan trọng.
Thực tế, số vốn ngoại đầu tư trực tiếp (FDI) giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trong đó, riêng vốn FDI rót vào ngành kinh doanh bất động sản lại tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những vướng mắc về hành lang pháp lý trong nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam, gây do dự cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
M&A vẫn là giải pháp cho bài toán về vốn
Trong bối cảnh các quy định về tín dụng cho ngành bất động sản có nhiều thay đổi, chuyên gia Savills đánh giá việc kêu gọi vốn thông qua hình thức M&A vẫn được các nhà đầu tư tin tưởng và tìm đến những đơn vị tư vấn M&A tiêu chuẩn quốc tế để được hỗ trợ kết nối với những đối tác phù hợp.
Nhận định về xu hướng M&A của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, ông Khương cho rằng đây là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp trong nước. Việc liên kết giữa các nguồn lực tài chính khác nhau giúp cho doanh nghiệp cải thiện năng lực phát triển các dự án và thu hút nguồn khách hàng mới do các nhà đầu tư nước ngoài đem lại.
"Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết, điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu hút vốn nước ngoài trên sàn giao dịch chứng khoán. Các công ty quy mô nhỏ với năng lực tài chính thấp cần phải có chiến lược tái cấu trúc lại danh mục đầu tư, đảm bảo hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án", Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam nói thêm.
Theo ông Khương, ngoài nguồn lực và tài chính thì các thủ tục cơ chế là vấn đề nan giải nhất trong việc phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, không ít dự án còn vướng mắc vấn đề pháp lý. Vì vậy việc nới room tín dụng và tăng nguồn lực sẽ không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường.
Do đó, vị chuyên gia khuyến nghị Chính phủ cần phải có những chính sách khai thông để bổ sung nguồn vốn nội lực và nguồn vốn vay cho doanh nghiệp, từ đó tăng tính liên kết, giúp thị trường bất động sản tận dụng được tiềm năng của nó.
Nhịp sống kinh tế
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Lo ngại thiếu trường học trầm trọng trên địa bàn phường Hoàng Liệt - nơi xảy ra tình trạng học sinh phải bốc thăm để được đi học nhưng đất xây trường...
Theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 - 2025, Quảng Ngãi dự kiến phát triển hàng loạt vị trí thực hiện các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị...
Tại các khu công nghiệp thuộc 3 thị trường trọng điểm là TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, giá thuê trung bình trong quý vừa qua đã tăng lần lượt là 26%,...
Một số chuyên gia cho rằng, cơ hội bắt "đáy" thị trường bất động sản đã xuất hiện. Những nhà đầu tư sở hữu tiềm lực vốn tốt có thể lựa chọn các bất...
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, nếu quy định bắt buộc giao dịch BĐS qua sàn giao dịch thì sàn giao dịch từ "thân phận" của một người làm thuê,...
Chuyên gia của DKRA dự báo trong những tháng cuối năm, nguồn cung và lượng tiêu thụ sẽ tăng nhưng không có nhiều đột biến.
Mặc dù Nghị định số 49/2021/NĐ-CP đã tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tuy nhiên vẫn còn một số...
Giai đoạn thị trường bất động sản sốt nóng, nhiều người không ngần ngại lao vào làm môi giới bất động sản. Tuy nhiên, đến giai đoạn thị trường chững...
Theo giới chuyên gia nhận định, bức tranh bất động sản hiện tại như mớ tơ vò, không thể khẳng định là tốt hay xấu. Trong bối cảnh như vậy đòi hỏi...
Đã từng là phân khúc sục sôi đầu năm 2022, thị trường đất vườn, đất nông nghiệp tại các tỉnh lân cận Tp.HCM là loại hình được nhà đầu tư ưa chuộng.
Những tin cũ hơn
Suốt 2 năm qua, sau nhiều lần rao bán bất thành, 2 căn hộ của chúng tôi đang được hoàn tất giao dịch. Phần lời không đáng kể, kinh nghiệm để lại thì...
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch, kiểm tra các nhà chung cư để xác định những vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động...
Không có dự án mới được cấp phép, nguồn cung cho thị trường nhà ở chung cư tại Hà Nội thiếu. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến...
SetiaBecamex vừa chính thức đưa vào hoạt động Phố đi bộ - Ẩm thực EcoLakes Walk - tâm điểm ẩm thực, vui chơi mới của cư dân EcoLakes nói riêng và...
Sau thời kỳ thị trường sôi động, đến nay đã bước vào giai đoạn chững lại, theo đó nhiều nhà đầu tư dưới áp lực tài chính đã bán cắt lỗ. Tuy nhiên, dù...
Bộ Xây dựng vừa có Công văn 3862/BXD-QLN trả lời về kiến nghị của cử tri Long An liên quan đến các giải pháp kiểm soát, ổn định thị trường bất động...
Với diện tích căn hộ chỉ vỏn vẹn 39m², cặp vợ chồng trẻ này đã tạo cho mình một chốn đi về tuyệt đẹp và phong cách.
Tới nay, toàn bộ hơn 1.500 cọc móng nhà ga hành khách dự án sân bay Long Thành đã hoàn thành, vượt tiến độ 2 tháng và sẵn sàng để khởi công phần thân...
Trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã kê biên 120 m2 đất ở và 268 m2 đứng tên bị can Nguyễn Mạnh Thừa; 301 m2 đất ở...
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 9/9, một lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp bất động sản huy động vốn của khách hàng với...