Từng đổ xô đi làm "cò" đất, giờ môi giới lại bỏ nghề vì thị trường trầm lắng
Giai đoạn thị trường bất động sản sốt nóng, nhiều người không ngần ngại lao vào làm môi giới bất động sản. Tuy nhiên, đến giai đoạn thị trường chững...
5 khó khăn, vướng mắc lớn
Thứ nhất, đối với quy định dành quỹ đất 20% ở các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Qua theo dõi số liệu thực tế cho thấy, việc thực hiện quy định dành quỹ đất 20% ở các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị theo Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP tại một số địa phương còn chưa phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, nhu cầu nhà ở của người dân trên phạm vi địa bàn địa phương đó.
Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030
Cụ thể, ngày 01/4/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP trong đó có quy định đối với trường hợp thuộc diện phải bố trí quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định nhưng do có sự thay đổi quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của địa phương dẫn đến việc bố trí quỹ đất 20% không còn phù hợp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
Mặc dù quy định nêu trên của Nghị định số 49/2021/NĐ-CP đã góp phần tháo gỡ một số bất cập, tuy nhiên quy định nêu trên chưa giải quyết được vấn đề bố trí quỹ đất 20% tại một số địa phương có quỹ đất ở đô thị hạn hẹp như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoặc địa phương có cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu ven biển, miền núi phù hợp với phát triển du lịch hơn là phát triển nhà ở xã hội... dẫn tới việc bố trí quỹ đất 20% tại các địa phương này gặp nhiều khó khăn.
Nhiều địa phương đã gửi kiến nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép không bố trí quỹ đất 20% tại các dự án này với lý do không phù hợp với quy hoạch của địa phương. Việc chính quyền địa phương nơi có dự án không có cơ sở pháp lý để xử lý bất cập nêu trên và "đùn đẩy" trách nhiệm lên cấp cao hơn để xin chủ trương về việc bố trí quỹ đất 20%, trong khi Luật không quy định về tiêu chí nào là không phù hợp với quy hoạch để Thủ tướng Chính phủ có cơ sở xem xét các kiến nghị này, mặt khác; nhiều dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
Đây là một vướng mắc lớn trong thời gian qua, làm "ách tắc" khâu thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng của chủ đầu tư dự án, gia tăng chi phí thủ tục hành chính, gây bức xúc xã hội đối với cả doanh nghiệp và người dân.
Thứ hai, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua – bán nhà ở xã hội còn phức tạp và kéo dài như: dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục tính tiền sử dụng đất để miễn; các đối tượng nhà ở xã hội phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định về đối tượng, điều kiện…
Thứ ba, việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua đối với nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định cũng gây kéo dài thời gian, tốn kém cho doanh nghiệp.
Thứ tư, các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã ban hành chưa đủ hấp dẫn (lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án đối với trường hợp bán nhà ở xã hội không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư; đối với nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua thì lợi nhuận không được quá 15% tổng chi phí đầu tư), không thực chất (các ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế… nhưng thực chất chủ đầu tư không được hưởng mà là người dân được hưởng do theo quy định của pháp luật thì không được tính các khoản ưu đãi của nhà nước vào giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; ưu đãi thuế đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chỉ để cho thuê không thực hiện được do pháp luật về thuế không có quy định), không thu hút, khuyến khích chủ đầu tư.
Quy định các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng; trên thực tế có nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này dẫn đến tình trạng các căn hộ để không, lãng phí trong khi đó chủ đầu tư không được bán dẫn đến không thu hồi được vốn gây lãng phí xã hội và giảm thu hút đầu tư vào nhà ở xã hội để cho thuê.
Thứ năm, về đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội: Luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định cho phép tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong khi trên thực tế nhu cầu của các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã muốn mua, thuê nhà ở xã hội để cho người lao động của họ thuê lại để ở là rất lớn.
Một số loại hình dự án như nhà lưu trú công nhân, nhà ở lực lượng vũ trang và nhà ở xã hội tập trung chưa được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở.
Nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội
Ngân sách Trung ương chưa bố trí được đầy đủ nguồn vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công nhân: vốn bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2016-2020 đạt thấp, khoảng 3.163/9.000 tỷ đồng (chỉ đáp ứng khoảng 35% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội); nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP đến nay vẫn chưa được bố trí.
Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp (Ảnh: LV)
Nhiều địa phương, đặc biệt người đứng đầu là Chủ tịch UBND cấp tỉnh chưa thực sự quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm để dành nguồn lực thực hiện kiểm tra, đôn đốc.
Chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp; chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội, dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án nhà ở xã hội (tổng diện tích đất ở đã bố trí để phát triển nhà ở xã hội của cả nước là 3.359,07ha chỉ đạt 36,34% so với nhu cầu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2020).
Chưa quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu vực các dự án nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách địa phương. Chưa sử dụng nguồn tiền thu được từ đóng tiền sử dụng đất thay thế cho 20% quỹ đất trong các dự án khu đô thị, dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất dưới 10ha để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn theo quy định.
Chưa thực sự quyết liệt trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dẫn đến thời gian chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án… vẫn còn kéo dài.
Một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn trong thời gian vừa qua mới chỉ tập trung vào việc phát triển các khu đô thị, nhà ở, khu nghỉ dưỡng cao cấp mà chưa quan tâm đến việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội dành cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp sử dụng nhiều công nhân, người lao động chưa quan tâm đến nhà ở cho công nhân, người lao động.
Để xây thêm cả triệu căn nhà ở xã hội trong những năm tới, Bộ Xây dựng đề xuất với Thủ tướng nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Thuế…, trong đó tập trung sửa đổi các cơ chế chính sách cho nhóm người thu nhập thấp, quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện thụ hưởng chính sách.
Đồng thời cần lập quy hoạch, dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, tạo thuận lợi trong chọn chủ đầu tư dự án, hoàn thiện các cơ chế ưu đãi của Nhà nước, tách riêng chính sách nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho lực lượng vũ trang khi sửa Luật nhà ở để có cơ chế khuyến khích phát triển.
Về nguồn vốn thực hiện đề án, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030.
Diễn đàn doanh nghiệp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Giai đoạn thị trường bất động sản sốt nóng, nhiều người không ngần ngại lao vào làm môi giới bất động sản. Tuy nhiên, đến giai đoạn thị trường chững...
Theo giới chuyên gia nhận định, bức tranh bất động sản hiện tại như mớ tơ vò, không thể khẳng định là tốt hay xấu. Trong bối cảnh như vậy đòi hỏi...
Đã từng là phân khúc sục sôi đầu năm 2022, thị trường đất vườn, đất nông nghiệp tại các tỉnh lân cận Tp.HCM là loại hình được nhà đầu tư ưa chuộng.
Bài toán huy động vốn của doanh nghiệp địa ốc đã xuất hiện tín hiệu lạc quan khi Ngân hàng Nhà nước đang có động thái điều chỉnh room tín dụng. Tuy...
Lúc thị trường biến động, tâm lý e dè “xuống tiền” là điều dễ thấy ở các nhà đầu tư. Càng những lúc như thế này, theo các chuyên gia, nhu cầu về những...
Một số ngân hàng tăng lãi suất cho vay khiến người mua nhà lâm vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi đưa ra quyết định xuống tiền mua nhà. Với lãi...
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch, kiểm tra các nhà chung cư để xác định những vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động...
Thông tin Ngân hàng Nhà nước chính thức nới room tín dụng trên toàn hệ thống đang khiến cho giới kinh doanh bất động sản háo hức. Bởi đây là tín hiệu...
Là một trong hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên quá tải với mật độ dân số đông, chịu ảnh hưởng của khí...
Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đề nghị, không bắt buộc mà chỉ nên khuyến khích giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thông qua...
Những tin cũ hơn
Chuyên gia của DKRA dự báo trong những tháng cuối năm, nguồn cung và lượng tiêu thụ sẽ tăng nhưng không có nhiều đột biến.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, nếu quy định bắt buộc giao dịch BĐS qua sàn giao dịch thì sàn giao dịch từ "thân phận" của một người làm thuê,...
Một số chuyên gia cho rằng, cơ hội bắt "đáy" thị trường bất động sản đã xuất hiện. Những nhà đầu tư sở hữu tiềm lực vốn tốt có thể lựa chọn các bất...
Tại các khu công nghiệp thuộc 3 thị trường trọng điểm là TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, giá thuê trung bình trong quý vừa qua đã tăng lần lượt là 26%,...
Theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 - 2025, Quảng Ngãi dự kiến phát triển hàng loạt vị trí thực hiện các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị...
Suốt 2 năm qua, sau nhiều lần rao bán bất thành, 2 căn hộ của chúng tôi đang được hoàn tất giao dịch. Phần lời không đáng kể, kinh nghiệm để lại thì...
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch, kiểm tra các nhà chung cư để xác định những vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động...
Không có dự án mới được cấp phép, nguồn cung cho thị trường nhà ở chung cư tại Hà Nội thiếu. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến...
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, việc nới room tín dụng được kỳ vọng sẽ giúp thị trường BĐS phục hồi và tái phát triển.
Lo ngại thiếu trường học trầm trọng trên địa bàn phường Hoàng Liệt - nơi xảy ra tình trạng học sinh phải bốc thăm để được đi học nhưng đất xây trường...