The Grand Sentosa - nhiều ưu thế phát triển dự án "xanh" giữa lòng thành phố
Khu Nam Sài Gòn nói chung cũng như Nhà Bè nói riêng đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi thị trường căn hộ TP HCM tăng giá mà nguồn cung các dự...
Các chuỗi đô thị biển Quảng Nam đang dần hình thành, nhưng vẫn chưa mang tính khớp nối, hệ thống sinh thái chưa được đặc biệt chú trọng.
Dù Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển với nhiều đô thị lớn nhỏ được hình thành và phát triển tập trung nhưng số lượng còn quá ít, quy mô còn quá nhỏ và chất lượng vẫn còn ở “đẳng cấp” thấp so với thế giới.
Nhiều nút thắt
Phần lớn các đô thị biển tại Việt Nam đều là đô thị cổ và phân bố ở ven biển, thường được phát triển tập trung dọc theo các tuyến đường bộ. Các đô thị biển chủ yếu được hình thành một cách tự phát từ rất lâu dựa trên mối quan hệ giữa cảng- biển- đô thị.
Các đô thị ven biển vẫn được phát triển trên nền tảng của tư duy “đất liền”, làm mất đi giá trị cốt lõi của đô thị biển. Trong đó, quy hoạch kiến trúc cảnh quan đang thiếu các cơ sở khoa học để xây dựng mô hình và cấu trúc đô thị sinh thái du lịch biển Việt Nam. Đồng thời, vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các loại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch, sử dụng đất đai, quy hoạch môi trường với quy hoạch đô thị đối với các tuyến đường ven biển nói chung và các đô thị ven biển nói riêng.
Theo KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, các đô thị biển có thể phát triển chức năng chủ đạo đem lại bản sắc khác biệt như sinh thái, nghỉ dưỡng, đô thị đại học, kinh tế́ tài chính, ngư nghiệp, cảng biển... Tuy nhiên, quy hoạch xây dựng và công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và phát triển, nhiều dự án tập trung ven biển dẫn đến thiếu không gian, cự ly cần thiết để tạo không gian công cộng.
“Quy hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế dẫn tới tình trạng dự án "treo", gây lãng phí đất đai. Đặc biệt, việc quy hoạch không gian biển phục vụ cho mục đích du lịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển đô thị bền vững bởi các công trình này đã chiếm gần như toàn bộ “mặt tiền” hướng ra biển, thiế́u thân thiện với tự nhiên và môi trường”, ông Chính nhận định.
Đặc biệt, các thành phố và thị trấn ven biển đang phải đối mặt với những thách thức phát triển cân bằng khi mà môi trường tự nhiên ven biển, rừng ngập mặn ven biển, những cánh rừng phòng hộ quan trọng bị hủy hoại dưới tác động của các hoạt động kinh tế và đô thị hóa. Sự phát triển ồ ạt các dự án bất động sản, cho phép các chủ đầu tư xây dựng các công trình sát biển hay xu hướng tư nhân hóa bãi biển, đặc biệt những công trình kiến trúc nhà ở, thương mại cao tầng... án ngữ tầm nhìn, đã tiềm ẩn nguy cơ kìm hãm và làm tổn hại cơ hội phát triển đô thị biển.
Tìm hướng khai phá
Các chuyên gia cho rằng, các loại đất ven biển đều phải thực hiện theo quy hoạch và tất cả các chính sách của Nhà nước liên quan cũng phải được xem xét đưa vào quy hoạch. Đồng thời, quy hoạch phải bảo đảm lợi ích hài hòa của người dân tại khu vực đó, cũng như lợi ích của nhà đầu tư và Nhà nước.
"Cần phân loại dự án ưu tiên đầu tư xây dựng và có giải pháp cụ thể đối với từng nhóm dự án nhằm đảm bảo việc đầu tư xây dựng có hiệu quả, tránh lãng phí đất đai, bảo vệ môi trường và ứng phó, với biến đổi khí hậu,... Bên cạnh đó, cần tổ chức lập quy hoạch xây dựng khu vực ven biển, đảm bảo quỹ đất bố trí khu dịch vụ công cộng,... phục vụ dân cư và khách du lịch. Cùng với đó, ban hành Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đố́i với khu vực ven biển nhằm kiểm soát, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực, làm cơ sở cấp phép xây dựng và triển khai các dự án”, ông Trần Ngọc Chính đề xuất.
Ông Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho rằng để phát triển hệ thống đô thị biển Việt Nam đúng tầm, cần một Nghị quyết về phát triển hệ thống đô thị biển và kinh tế đô thị biển ở cấp Bộ Chính trị/TW Đảng hoặc Chính phủ, để tạo cơ chế chính sách đặc thù thu hút sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, của các doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, hệ thống đô thị biển phải được nhìn nhận như một không gian quan trọng trong không gian biển quốc gia, và phải chiếm vị trí xứng đáng trong Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Ngoài ra, các đô thị ven biển được hình thành từ trước nên thường có sự pha tạp của đô thị truyền thống có yếu tố biển. Do đó, cần hình thành mới những đô thị theo đúng tính chất đô thị biển.
“Đối với đất quy hoạch chưa phải là đất thương mại dịch vụ, nhưng có ưu thế phát triển đô thị biển, cần đánh giá lại một cách toàn diện, tổng thể, đặt trong chiến lược kinh tế biển. Nếu thấy việc phát triển đô thị biển mang lại lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường lớn hơn, thì cần điều chỉnh quy hoạch, mạnh dạn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chuyển hướng sang phát triển đô thị biển”, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cũng cho biết.
Diễn đàn doanh nghiệp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Khu Nam Sài Gòn nói chung cũng như Nhà Bè nói riêng đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi thị trường căn hộ TP HCM tăng giá mà nguồn cung các dự...
Lễ hội hóa trang lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới Venice với những màn hóa trang đầy bí ẩn cùng sự quy tụ của dàn sao Việt đình đám Phí Phương Anh,...
Định vị là "quận đổi mới sáng tạo tiên phong trên đảo ngọc Phú Quốc", mới đây các thông tin và một số hình ảnh về trung tâm đổi mới sáng tạo -...
Mô hình đô thị vệ tinh (satellite town) ra đời vào cuối thế kỷ XIX, nay đã trở nên phổ biến tại các thành phố lớn trên thế giới. Tại Việt Nam trong...
Felicia Ocenview Apart-Hotel là nơi kết nối cộng đồng cư dân văn minh, “sống - làm việc - nghỉ dưỡng” gói gọn trong không gian thời thượng và kết nối...
Mỗi căn Sky Mansions tựa như "triển lãm không gian sống của bậc đế vương" trên đỉnh cao của công trình biểu tượng Diamond Crown Hai Phong.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ GTVT rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022 về thẩm...
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có số vốn đăng ký kinh doanh vài trăm tỷ đồng nhưng con số nợ đọng xây dựng cơ bản lên...
Dự án Khu dân cư thị trấn Ái Nghĩa do Công ty CP Bất động sản Ecoreal phân phối là đất đấu giá dù chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Nằm trên con phố trung tâm của Sa Pa, một biệt thự cổ từ thời Pháp thuộc bị bỏ hoang và được người bán hàng vỉa hè trưng dụng làm nơi để đồ.
Những tin cũ hơn
Nhận định trên được bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - đưa ra tại buổi giám sát việc thực hiện Luật...
Nếu cho phép doanh nghiệp "chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20%", Nhà nước sẽ có nhiều nhà ở xã hội hơn ở vị trí khác với mức giá vừa...
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định thu hồi gần 2,4 triệu m2 đất và đất mặt nước đã cho thuê từ năm 2019 đối với Dự án Quần thể sân golf, khách sạn...
Trong khi phân khúc căn hộ chung cư ở Hà Nội tiếp tục tăng giá thì đất nền có dấu hiệu chững lại khi số lượng giao dịch thấp.
Sáng ngày 09.08.2022, Tập đoàn Khang Điền chính thức khai trương Sales Gallery tại 208 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q.3, TP.HCM. Sales Gallery không chỉ...
Công ty TNHH Invest Park Nha Trang đã đem thế chấp các công trình xây dựng thuộc dự án Công viên Phù Đổng, bao gồm các hạng mục công viên, cây xanh,...
Ông Phạm Trường Tam, Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đánh giá, việc phát triển các KCN đã tạo ra nguồn thu ngân sách đáng kể,...
Đảo Hòn Miễu (thuộc vịnh Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) đang bị cày xới tan nát khi được giao cho doanh nghiệp xây dựng...
Với việc hội tụ đầy đủ các yếu tố giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững, có thể khẳng định Quy Nhơn đang ở thời điểm chín muồi để thu hút...
Sáng 10/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, chủ...