"Băm nát" quy hoạch xây dựng: Xử lý thế nào?
Nhiều năm qua, quy hoạch xây dựng tại Hà Nội bị phá vỡ đã tạo ra sự hỗn độn trong nhiều khu đô thị mà hệ lụy người dân đang phải hứng chịu là hạ tầng...
Giá sơ cấp đi lên, thứ cấp đi xuống
Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản chứng kiến diễn biến khá sôi động so với cùng kỳ 2 năm 2020 - 2021. Đà phục hồi xuất hiện ở hầu hết các phân khúc chủ chốt trên thị trường như nhà phố biệt thự, căn hộ, đất nền,...
Song, thị trường vẫn tồn tại không ít khó khăn và thách thức bao gồm: Lạm phát, sự bất ổn chính trị ở các quốc gia lớn trên thế giới, khan hiếm nguồn cung mới, vấn đề siết tín dụng bất động sản,… Tất cả đang tác động trực tiếp đến giá bất động sản, hình thành nghịch lý về giá giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế, giá đất tăng mạnh trong giai đoạn kinh tế suy giảm do dịch Covid-19 (2020 - 2021) có một số nguyên nhân chính. Nguyên nhân khách quan là một số vùng được Nhà nước triển khai hạ tầng; nguồn tiền đền bù dự án sân bay Long Thành lan tỏa ra các vùng phụ cận; nguồn vốn ngân hàng thương mại có lãi suất khá rẻ được đổ vào thị trường; ngoài ra còn có sự hạn chế về nguồn cung mới và chi phí xây dựng tăng.
Những nguyên nhân mang yếu tố tâm lý chủ quan là các nhà đầu tư tin tưởng giá đất tiếp tục tăng như các năm trước, có tâm lý e ngại đồng tiền sẽ mất giá do lạm phát tăng nên chuyển hướng đầu tư vào bất động sản. Riêng tại TP. HCM, một số khu vực tăng giá mạnh đến từ sự khan hiếm nguồn cung mới do hoạt động thanh tra, kiểm tra hàng loạt các dự án và quy trình, thủ tục pháp lý, cấp phép dự án kéo dài.
Ở khía cạnh khác, giá bán sơ cấp tăng sẽ mang đến lợi ích cho cả chủ đầu tư và khách hàng. Theo đó, khách hàng được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ tài chính mà chủ đầu tư áp dụng như ân hạn nợ gốc, tài trợ lãi suất, giãn tiến độ thanh toán.
Đồng thời, các dự án cũng được nâng cao chất lượng bàn giao với tiện ích nội khu và tiêu chuẩn dịch vụ tương xứng hơn điều này vừa gia tăng giá trị tài sản của khách hàng, vừa góp phần nâng tầm thương hiệu bất động sản của chủ đầu tư.
Khác với giá sơ cấp, giá bán thứ cấp ghi nhận sự sụt giảm cục bộ ở một số dự án hết chương trình ân hạn nợ gốc, tài trợ lãi của chủ đầu tư hoặc một số thị trường, phân khúc sản phẩm có tính thanh khoản thấp, mang tính chất đầu cơ.
Các chuyên gia nhận định, lạm phát và lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả của khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính. Do đó, khi phải chịu áp lực lớn về lãi vay, một số khách hàng chấp nhận giảm một phần lợi nhuận để bán bất động sản mới mức giá thấp hơn kỳ vọng, bán “lỗ” để thu hồi vốn. Tuy nhiên, diễn biến này mang tính chất cục bộ, quy mô chưa đủ để phản ánh trên toàn thị trường.
Ngoài ra, tình trạng “sốt đất ảo” đẩy giá bán bất động sản tăng - giảm với biên độ lớn ở một số nơi có thông tin quy hoạch, hạ tầng không rõ ràng cũng làm giá bất động sản ở các khu vực này sụt giảm mạnh, thị trường gần như mất thanh khoản sau khi cơn sốt đi qua.
Theo DKRA Vietnam ghi nhận, những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín hoặc có sự hợp tác của những thương hiệu quốc tế thì giá bán thứ cấp gần như không có nhiều biến động, bởi khách hàng đa phần có xu hướng nắm giữ để khai thác - vận hành hơn là mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp. Với khách hàng có nhu cầu ở thực, những dự án của chủ đầu tư uy tín, đáp ứng các tiêu chí về tiện ích nội khu, pháp lý, giá bán,… vẫn có thanh khoản tốt.
Đà tăng giá sơ cấp sẽ khó dừng
Chuyên gia dự báo, trong thời gian sắp tới, đà tăng giá sơ cấp sẽ khó có thể dừng lại trong bối cảnh chi phí đầu vào liên tục leo thang, nguồn cung mới khan hiếm trong khi đó nhu cầu đầu tư còn rất lớn. Trong dài hạn nếu các rủi ro và thách thức đối với thị trường không được khắc phục, sự giảm giá trên thị trường thứ cấp diễn biến rõ nét hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục của thị trường chung.
Do đó, giải pháp để kiểm soát tốc độ tăng giá bất động sản trên thị trường sơ cấp, cũng như duy trì giá bán thứ cấp ở mức ổn định là chú trọng ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và lãi suất ở mức phù hợp. Tích cực tháo gỡ các vướng mắc pháp lý để rút ngắn thời gian cấp phép dự án, góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn cung. Song song đó, tăng cường sự quản lý của các cơ quan Nhà nước, minh bạch hóa thông tin quy hoạch, thông tin thị trường nhằm hạn chế xảy ra tình trạng “sốt đất ảo”.
Đối với khách hàng và nhà đầu tư, cần xác định chiến lược đầu tư trung và dài hạn, tránh sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn để sẵn sàng tâm thế cho sự biến động về giá lẫn thanh khoản của thị trường. Giai đoạn này có thể mở ra cho khách hàng có tiềm lực tài chính nhiều cơ hội sở hữu dự án có vị trí đẹp, với giá bán hợp lý... Do đó, để đảm bảo giá trị sinh lời bền vững, khách hàng nên thận trọng lựa chọn dự án của những chủ đầu tư uy tín, được phát triển bởi các thương hiệu quốc tế, tránh tâm lý đầu tư theo đám đông.
Theo Nhịp sống kinh tế
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Nhiều năm qua, quy hoạch xây dựng tại Hà Nội bị phá vỡ đã tạo ra sự hỗn độn trong nhiều khu đô thị mà hệ lụy người dân đang phải hứng chịu là hạ tầng...
Trong bối cảnh lạm phát được dự báo tăng kéo theo lãi suất ngân hàng tăng, chuyên gia cho rằng, đầu tư bất động sản giai đoạn này phải lựa chọn sản...
Ở giai đoạn này, thị trường vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn lớn. Khi vốn không được bơm nhiều, thị trường dễ rơi vào tình trạng "ngộp". Theo đó, nhà đầu...
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại tỉnh Bình Dương đang có xu hướng dịch chuyển mạnh về phía Bắc đúng theo nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ...
Nửa đầu năm 2022, tuy thị trường bất động sản không phục hồi theo hình chữ “V” như kỳ vọng, nhưng vẫn ghi nhận những vận động tích cực.
Ngày 15/6/2022 UBND TP Hải Phòng đồng ý trưng bày, lấy ý kiến cộng đồng 02 phương án kiến trúc công trình cầu Nguyễn Trãi: TH01 “Cánh buồm đất cảng”...
Vừa qua, số lượng giao dịch của phân khúc đất nền nhiều nơi giảm đến 30-50%, thậm chí có khu vực giảm 70%. Tuy nhiên, mức giá chỉ giảm khoảng 5-10%.
Báo cáo tổng quan về thị trường bất động sản trong nửa đầu năm 2022, thị trường Hà Nội và TP HCM đều trong tình cảnh hiếm căn hộ bình dân, hầu hết căn...
Năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản đạt 123.400 tỷ đồng, trong đó 84,5% đến từ công ty chưa niêm yết.
Tới đây, từ ngày 15-17/07/2022, du khách khi ghé thăm “Vương quốc hang động” Quảng Bình sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những màn trình diễn đầy màu sắc đến...
Những tin cũ hơn
Nếu tình trạng siết tín dụng vẫn tiếp diễn, số lượng nhà đầu tư xả hàng sẽ tăng lên, đồng thời mức giảm giá cũng nhiều hơn, càng về cuối năm càng dễ...
Phóng viên VietTimes đã tìm đến địa chỉ đăng ký trụ sở của Dream Republic và Sheen Mega – 2 trong số 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm. Lạ kỳ...
Dự án Khu dân cư đô thị số 01 và số 02 tại xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa được thực hiện trên tổng diện tích hơn 61,5ha, với tổng mức đầu tư gần 2.400...
Căn nhà mỏng như bức tường trên con đường nghìn tỷ Hồ Sen – Cầu Rào 2 (Hải Phòng) nghe có vẻ hài hước nhưng lại làm nóng vấn đề giải phóng mặt bằng...
Việc giám sát sẽ đánh giá các khó khăn và vướng mắc, hạn chế bất cập trong việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm có thể đi theo phương án “ngoại suy tiệm tiến không đột biến” tức là không “xấu” nhưng cũng không có “đột...
Hai dự án gồm Khu đô thị mới Ngã Bảy 3 tại TP Ngã Bảy và Khu đô thị mới Cái Tắc - Thạnh Hòa.
Chuyên gia cho rằng, Việt Nam có khoảng hơn 70% là đầu tư lướt sóng, nên khi các nguồn vốn bị kiểm doãn thị trường sẽ gặp khó khăn. Do đó, năm 2022...
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản công nghiệp sôi động khi ghi nhận nhiều dự án triển khai. Với nguồn cầu khả quan, mức giá thuê đất công...
UBND TP. Nha Trang đã đề xuất tỉnh Khánh Hoà cho đấu giá 78 lô biệt thự ở Hòn Rớ 2 thành một gói để tránh “quân xanh - quân đỏ”